Bài số 6  

Thơ Ôtomo no Yakamochi 大伴家持

 

a) Nguyên văn:

かささぎの

渡せる橋に

おく霜の

白きをみれば

夜ぞふけにける

b) Phiên âm:

Kasasagi no

Wataseru hashi ni

Okushimo no

Shiroki wo mireba

Yo zo fukenikeri

c) Diễn ý:

Trên bậc thang lối vào cung cấm,

Như cầu chim ô thước giăng cánh bắc cho.

Thấy cảnh sương giá mùa đông trắng xóa,

Biết rằng đêm khuya khoắt lắm rồi.

 

d) Dịch thơ:

Trên cầu vào cung cấm,
Ô thước bắc qua cho.
Sương đông đà trắng xóa,
Đêm sắp hết bao giờ!

(ngũ ngôn)

Sương đông đã trắng lối sang,
Đêm tàn, ô thước lỡ làng cầu qua.

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shin Kokin-shuu (Tân Cổ kim tập), quyển 4, phần thơ mùa đông, bài số 620.

Tác giả: Ôtomo no Yakamochi (Đại Bạn Gia Trì, 718? – 785)

Yakamochi là con của quan Dainagon tức tham nghị cấp cao tên Ôtomo no Tabito (Đại Bạn, Lữ Nhân, 665-731), một nhà thơ nổi tiếng phong lưu vào thời kỳ hậu bán của Man.yô-shuu (Hitomaro là người tương đương của thời tiền bán). Ông được phong Chuunagon tức tham nghị bậc trung, hàng tam phẩm, sau về địa phương Etchyuu làm quan đầu tỉnh. Ông là một thanh niên công tử đa sầu đa cảm, sinh trong một gia đình quí tộc có nền nếp văn chương, cuộc đời lắm bóng hồng, làm nhiều thơ tặng qua đáp lại với họ. Đây có lẽ là một bài thơ tình mà đối tượng là người trong cung cấm.

Ông có nhiều thơ nhất trong Man.yô-shuu (479 bài, kể cả 46 chôka). Thời kỳ ở Etchyuu là lúc ông sáng tác sung sức nhất (220 bài). Sau đó, trong những năm còn lại, ông được chuyển đi trấn nhậm khắp nơi từ nam chí bắc và rốt cuộc, mất ở miền bắc (vùng Mutsu). Ông được biết như là người cuối cùng có công chỉnh lý tập thơ Man.yô-shuu.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Huyễn tưởng yêu đương khi nhìn cảnh trời đêm mùa đông giá lạnh.

Quan tham nghị Ôtomo no Yakamochi khi ngắm trời sao, nhìn thấy giá băng đêm mùa đông đã đóng trên bậc thang lên điện trong cung cấm mà ông ví với cầu trên dòng sông Ngân do đàn chim ô thước đã bắc giúp trong đêm thất tịch để đưa Khiên Ngưu đến gặp Chức Nữ. Ông biết đêm hầu tàn và ước mơ gặp gỡ với người ấy trở thành vô vọng.

Tuy nhiên nữ sĩ Shirasu Masako lại hiểu là không có cái tình cảm vô vọng (ý tại ngôn ngoại) như nhiều người thường nghĩ. Bà cho rằng chính lúc đêm thật khuya và giá lạnh như vậy như vậy, trong lòng Yakamochi, niềm hy vọng gặp gỡ mới bừng lên nồng nàn hơn bao giờ hết.

Kasasagi là loài chim thuộc giống quạ, ức trắng, đuôi dài và đen. Trung Quốc gọi là ô thước. Điển xuất từ sách Hoài Nam Tử: “Ô thước trấn hà thành kiều”. Còn cầu bắc qua sông Ngân chỉ là cách ví von (thủ pháp giả tá = mitate) với bậc thang để đi vào trong điện bởi vì hai chữ “cầu” tức kiều và “bậc thang” tức giai đều đọc là hashi. Cung cấm như một cõi trời, cần có một chiếc cầu bắc qua để đến nơi. Tác giả đã chuyển hình ảnh đàn quạ đêm thất tịch Trung Quốc vào giữa bầu trời đầy sao và giá lạnh của mùa đông Nhật Bản. Thủ pháp mitate này được sử dụng thường xuyên trong thơ waka đời Heian.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thước Kiều.
鵲 橋

 

Cung giai nhược Thước Kiều,
宮 階 若 鵲 橋

Thu sương mãn địa phiêu.
秋 霜 満 地 瓢

Mang mang bạch nhất phiến,
茫 茫 白 一 片

Hàn dạ chính điều điều.
寒 夜 正 迢 迢

Anh dịch:

Upon the bridge where ravens, aye,

Do love to pass where hoar-frost’s sheen.

When hoar-frost’s glittering film is seen;

I trow the break of the day is nigh.

(Dickins)

If the "Magpie Bridge" -

Bridge by flight of magpies spanned,-

White with frost I see: -

With a deep-laid frost made white:-

Late, I know, has grown the night.

(Mac Cauley)

 

Yakamochi có bài thơ nói về mùa xuân rất nổi tiếng, có chép lại trong Man.yô-shuu, nói về chim sơn ca (hibari):

Uraura ni
Tereru kasuga ni
Hibari agari
Kokoro kanashi mo
Hitorishi omoeba

(Ngày xuân ngập nắng lung linh,
Sáo tung trời biếc, riêng mình lẻ loi)

phong vị mới mẻ, nối tiếp được với dòng thơ cận đại.

 

 







Bài số 6  

Thơ Ôtomo no Yakamochi 大伴家持

 

a) Nguyên văn:

かささぎの

渡せる橋に

おく霜の

白きをみれば

夜ぞふけにける

b) Phiên âm:

Kasasagi no

Wataseru hashi ni

Okushimo no

Shiroki wo mireba

Yo zo fukenikeri

c) Diễn ý:

Trên bậc thang lối vào cung cấm,

Như cầu chim ô thước giăng cánh bắc cho.

Thấy cảnh sương giá mùa đông trắng xóa,

Biết rằng đêm khuya khoắt lắm rồi.

 

d) Dịch thơ:

Trên cầu vào cung cấm,
Ô thước bắc qua cho.
Sương đông đà trắng xóa,
Đêm sắp hết bao giờ!

(ngũ ngôn)

Sương đông đã trắng lối sang,
Đêm tàn, ô thước lỡ làng cầu qua.

(lục bát)

 

e)      Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Shin Kokin-shuu (Tân Cổ kim tập), quyển 4, phần thơ mùa đông, bài số 620.

Tác giả: Ôtomo no Yakamochi (Đại Bạn Gia Trì, 718? – 785)

Yakamochi là con của quan Dainagon tức tham nghị cấp cao tên Ôtomo no Tabito (Đại Bạn, Lữ Nhân, 665-731), một nhà thơ nổi tiếng phong lưu vào thời kỳ hậu bán của Man.yô-shuu (Hitomaro là người tương đương của thời tiền bán). Ông được phong Chuunagon tức tham nghị bậc trung, hàng tam phẩm, sau về địa phương Etchyuu làm quan đầu tỉnh. Ông là một thanh niên công tử đa sầu đa cảm, sinh trong một gia đình quí tộc có nền nếp văn chương, cuộc đời lắm bóng hồng, làm nhiều thơ tặng qua đáp lại với họ. Đây có lẽ là một bài thơ tình mà đối tượng là người trong cung cấm.

Ông có nhiều thơ nhất trong Man.yô-shuu (479 bài, kể cả 46 chôka). Thời kỳ ở Etchyuu là lúc ông sáng tác sung sức nhất (220 bài). Sau đó, trong những năm còn lại, ông được chuyển đi trấn nhậm khắp nơi từ nam chí bắc và rốt cuộc, mất ở miền bắc (vùng Mutsu). Ông được biết như là người cuối cùng có công chỉnh lý tập thơ Man.yô-shuu.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Huyễn tưởng yêu đương khi nhìn cảnh trời đêm mùa đông giá lạnh.

Quan tham nghị Ôtomo no Yakamochi khi ngắm trời sao, nhìn thấy giá băng đêm mùa đông đã đóng trên bậc thang lên điện trong cung cấm mà ông ví với cầu trên dòng sông Ngân do đàn chim ô thước đã bắc giúp trong đêm thất tịch để đưa Khiên Ngưu đến gặp Chức Nữ. Ông biết đêm hầu tàn và ước mơ gặp gỡ với người ấy trở thành vô vọng.

Tuy nhiên nữ sĩ Shirasu Masako lại hiểu là không có cái tình cảm vô vọng (ý tại ngôn ngoại) như nhiều người thường nghĩ. Bà cho rằng chính lúc đêm thật khuya và giá lạnh như vậy như vậy, trong lòng Yakamochi, niềm hy vọng gặp gỡ mới bừng lên nồng nàn hơn bao giờ hết.

Kasasagi là loài chim thuộc giống quạ, ức trắng, đuôi dài và đen. Trung Quốc gọi là ô thước. Điển xuất từ sách Hoài Nam Tử: “Ô thước trấn hà thành kiều”. Còn cầu bắc qua sông Ngân chỉ là cách ví von (thủ pháp giả tá = mitate) với bậc thang để đi vào trong điện bởi vì hai chữ “cầu” tức kiều và “bậc thang” tức giai đều đọc là hashi. Cung cấm như một cõi trời, cần có một chiếc cầu bắc qua để đến nơi. Tác giả đã chuyển hình ảnh đàn quạ đêm thất tịch Trung Quốc vào giữa bầu trời đầy sao và giá lạnh của mùa đông Nhật Bản. Thủ pháp mitate này được sử dụng thường xuyên trong thơ waka đời Heian.

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thước Kiều.
鵲 橋

 

Cung giai nhược Thước Kiều,
宮 階 若 鵲 橋

Thu sương mãn địa phiêu.
秋 霜 満 地 瓢

Mang mang bạch nhất phiến,
茫 茫 白 一 片

Hàn dạ chính điều điều.
寒 夜 正 迢 迢

Anh dịch:

Upon the bridge where ravens, aye,

Do love to pass where hoar-frost’s sheen.

When hoar-frost’s glittering film is seen;

I trow the break of the day is nigh.

(Dickins)

If the "Magpie Bridge" -

Bridge by flight of magpies spanned,-

White with frost I see: -

With a deep-laid frost made white:-

Late, I know, has grown the night.

(Mac Cauley)

 

Yakamochi có bài thơ nói về mùa xuân rất nổi tiếng, có chép lại trong Man.yô-shuu, nói về chim sơn ca (hibari):

Uraura ni
Tereru kasuga ni
Hibari agari
Kokoro kanashi mo
Hitorishi omoeba

(Ngày xuân ngập nắng lung linh,
Sáo tung trời biếc, riêng mình lẻ loi)

phong vị mới mẻ, nối tiếp được với dòng thơ cận đại.